Tìm hiểu Thánh tích

Ý nghĩa của
cánh cửa 
năm Thánh

Bài số 3

1

Kể từ năm 1300 khi Đức Giáo Hoàng Boniface VIII công bố Năm Thánh đầu tiên, giáo hội Công Giáo đã thường xuyên tổ chức “Năm Thánh” cứ mỗi 25 năm một lần, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như năm 1983 khi Năm Thánh được công bố để đánh dấu 1950 năm Chúa Giêsu chịu chết và phục sinh. Vừa qua, vào ngày 13 tháng Ba 2015, tại Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố mở một “Năm Thánh đặc biệt” gọi là “Năm Thánh Lòng Thương xót”. Thay vì phải đợi mãi đến năm 2025, “Năm Thánh Lòng Thương xót” sẽ bắt đầu với việc mở Cửa Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ngày Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội (8 tháng 12, 2015) , và kết thúc vào ngày Đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ (20-11-2016).

Một khía cạnh chủ yếu của Năm Thánh là các chuyến hành hương đến Rôma để ăn năn thống hối tội lỗi đã phạm mất lòng Chúa và canh tân đời sống để trở về với Chúa.   


     Trang 1

2

     Trang 2

3

Mỗi khách hành hương đã bày tỏ điều trên qua một cử chỉ mang tính biểu tượng là: bước qua Cánh Cửa Năm Thánh vì trong Phúc Âm, chính Chúa Giêsu đã từng nhìn nhận Ngài là “Cửa cho chiên ra vào” (Gioan 10, 7). Trong thông điệp “Mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô đệ nhị khi Ngài công bố Năm Thánh 2000, Ngài đã nói rằng Cánh Cửa Năm Thánh “gợi lên sự hoán cải từ tội lỗi đến ân sủng mà mỗi Kitô hữu đều được mời gọi để thực hiện”. 
     
Trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là Cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước ta đều là trộm cướp, nên chiên đã không nghe họ. Ta là Cửa. Ai qua ta mà vào thì sẽ được cứu” (Gioan 10, 7 – 9). Qua câu nói trên, Chúa Giêsu đã tỏ rõ rằng “không ai có thể đến được với Chúa Cha mà không qua Ngài”. Điều mà Chúa Giê su áp dụng cho chính Ngài đã thực tế chứng minh rằng chỉ duy có Ngài là Đấng Cứu Độ được Chúa Cha gửi đến. Chỉ có một cách thức để mở rộng lối vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa: đó là Chúa Giêsu, một cách thức tuyệt đối để đạt được ơn cứu độ. Chỉ có đến với Ngài mà thôi thì những lời của thánh vịnh gia mới có thể được áp dụng trong sự thật đầy đủ: “Này đây cửa nhà Yavê, những kẻ công chính sẽ được bước vào” (Thánh Vịnh, 118:20).


     Trang 3

4

     Trang 4

5

xác tín với niềm tin vững chắc rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là Chúa, và là Đấng Cứu Độ đã chịu đau khổ, chịu chết trên cây thập giá, và sống lại vì sự cứu rỗi của chúng ta. Với lòng can đảm tuyệt vời, con người chúng ta được tự do quyết định để vượt qua ngưỡng Cửa Thánh mà bỏ lại sau lưng vương quốc của thế gian này để hội nhập vào cuộc sống mới đầy 
xác tín với niềm tin vững chắc rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, là Chúa, và là Đấng Cứu Độ đã chịu đau khổ, chịu chết trên cây thập giá, và sống lại vì sự cứu rỗi của chúng ta. Với lòng can đảm tuyệt vời, con người chúng ta được tự do quyết định để vượt qua ngưỡng Cửa Thánh mà bỏ lại sau lưng vương quốc của thế gian này để hội nhập vào cuộc sống mới đầy ân sủng của Thiên Quốc.       

Trong nghi thức mở Cửa Năm Thánh, Đức Thánh Cha đã có truyền thống dùng một cái búa bằng bạc để gõ vào Cửa 3 lần (tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị thì lại đẩy Cửa 3 lần). Việc dùng búa gõ vào Cửa Năm Thánh mang tính cách biểu tượng vì xưa kia ông Môisen cũng đã dùng gậy mà đánh vào tảng đá để nước tuôn đổ ra một cách kỳ diệu mà làm dịu đi cơn khát của dân Do Thái (Dân số 20:6ff). Tương tự như vậy, Năm Thánh là thời điểm Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân của Ngài tràn trề để làm dịu đi cơn khát của linh hồn ta.           

Trong Tông Đồ Công Vụ, để giải thoát Thánh Phaolô và ông Silas khỏi cảnh ngục tù, Thiên Chúa đã làm đất động mạnh khiến nền móng nhà tù phải rung chuyển. Nhờ vậy mà viên cai ngục đã được đánh động mà xin Thánh Phaolô cho ông và gia đình của ông ta được chịu phép Rửa (Tông Đồ Công Vụ, 16:25ff). Tương tự như vậy, Thiên Chúa cũng đã đánh động lòng chúng ta để chúng ta nhận lãnh các ân sủng của Ngài mà khởi đầu là những ân sủng cứu độ qua Bí Tích Rửa Tội. 

     Trang 5

6

     Trang 6

7

Trong Phúc Âm, khi một tên lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu lúc Ngài bị chết treo trên cây thập giá, tức thì máu cùng nước chảy ra (Gioan 19:31f). Máu và nước đó là biểu tượng của Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Rửa Tội đã nuôi dưỡng mỗi linh hồn chúng ta.           

Tóm lại, cử chỉ gõ vào Cửa Năm Thánh là tượng trưng cho việc ban phát ân sủng tuôn chảy dồi dào cho các tín hữu. Hơn thế nữa, khi Cửa mở ra, những trở ngại trên con đường đến với Chúa sẽ được tháo gỡ. Những trở ngại do sự yếu đuối, cám dỗ và tội lỗi sẽ được gỡ bỏ để chúng ta liên kết thánh thiện với Thiên Chúa.           

Cấu trúc của Cửa Năm Thánh nhắc nhở chúng ta nhớ đến lịch sử của ơn cứu độ. Cửa bao gồm 16 tấm ghép được sắp xếp đều đặn thành 4 hàng (mỗi hàng có 4 tấm) và chia thành 2 cột.           

Hàng đầu tiên của cột thứ nhất gồm có 2 tấm ghép: một tấm diễn tả cảnh ông Adong và bà Evà bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng sau khi phạm tội ăn trái cấm, còn tấm kia là thanh kiếm lửa của Thiên Thần ngăn chặn ngay lối vào ngăn cấm hai ông bà không được quay trở lại Vườn Địa Đàng.


     Trang 7

8

Đối diện với 2 tấm ghép trên (nằm bên cột thứ hai) là 2 tấm ghép diễn tả cảnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria và hỏi Đức Mẹ có bằng lòng làm Mẹ Thiên Chúa không. Kèm theo phía trên là hàng chữ có thể được tạm dịch như sau:           

“Điều đau buồn mà bà Evà đã gây ra (tức là đánh mất thiên đàng) thì nay đã được Mẹ Maria khôi phục qua đứa con sẽ mang Sự Sống đến nhân loại” (nguyên văn La Tinh: “Quod Heva tristis abstulit, Tu reddis almo germine”).           
Hàng thứ hai gồm 4 tấm ghép diễn tả lại các câu chuyện trong Phúc Âm về lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa:           

+ Tấm thứ nhất là cảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Thánh Gioan Tẩy Giả bên sông Jordan với hàng chữ ghi nhận câu hỏi của Thánh nhân hỏi Chúa Giêsu: “Ngài đến gặp tôi (để chịu phép rửa) sao ?” (nguyên văn La Tinh: “Tu venis ad me ?”;

+ Tấm thứ hai là cảnh người mục tử nhân lành đi tìm con chiên lạc đàn kèm theo hàng chữ: “để cứu vãn những kẻ bị hư mất” (nguyên văn La Tinh: “Salvare quod perierat”;   


- Tấm thứ ba là cảnh người con hoang đàn xin người Cha nhân hậu tha thứ mình với hàng ...

     Trang 8

Bài  4

Qua trang

trang 
của 
bạn

Liên lạc chúng tôi 

Điện thoại văn phòng:
+1 (714) 229 0036

email:
lienlac@hanhtrinhductin.com

vài hàng gửi hTĐT